Cách thiết kế loa cho âm thanh phòng họp chuẩn nhất

Hệ thống âm thanh vô cùng quan trọng đối với 1 hội thảo hội nghị. Quy mô càng lớn thì càng cần hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Trong bài viết này, tanphatvn.com sẽ chỉ bạn cách thiết kế loa cho âm thanh phòng họp sao cho chuẩn nhất nhé.

Hệ thống âm thanh hội thảo (hội nghị) là 1 hệ thống các thiết bị điện tử kết nối với nhau tạo ra âm thanh giúp trao đổi thông tin giữa người thuyết trình và các thành viên tham dự hội thảo (hội nghị)

Các thành phần của hệ thống âm thanh hội thảo (hội nghị) bao gồm: bộ điều khiển trung tâm, micro, hệ thống phiên dịch, bỏ phiếu, loa, amply,… và 1 số thiết bị khác.

Hệ thống được thường được sử dụng tại các cơ quan, công ty, tổ chức xã hội,…

Vai trò của hệ thống âm thanh hội thảo (hội nghị)

Hệ thống âm thanh giúp đảm bảo thông tin được truyền tải rõ ràng từ người nói đến người nghe, từ đó hiệu suất truyền đạt thông tin tăng lên.

Hệ thống này đảm bảo cho các doanh nghiệp, cơ quan:

  • Tổ chức thuận lợi các buổi hội nghị, hội thảo.
  • Tạo ra âm thanh phù hợp với không gian, thẩm mỹ cao.
  • Tăng tương tác giữa người nói và người nghe, giúp người nghe nắm bắt được mọi thông tin.
  • Âm thanh đạt chuẩn giúp người nghe cảm thấy thoải mái, tạo thành công cho hội nghị, hội thảo.

Những điều cần biết về hệ thống âm thanh hội thảo (hội nghị)

Các yếu tố ảnh hưởng

Trong cách thiết kế loa cho âm thanh phòng họp, có 3 yếu tố ảnh hưởng chính:

  • Mục đích sử dụng
  • Không gian sử dụng
  • Số lượng người tham dự

Những yếu tố này sẽ quyết định quy mô của hệ thống âm thanh, từ đó bạn sẽ tính được chi phí bỏ ra để lắp đặt trong phòng họp.

Những thành phần chính của hệ thống âm thanh

Loa

Loa giúp truyền tải âm thanh, giúp người nghe tiếp nhận thông tin dễ hơn. Có nhiều loại loa có thể đặt trong phòng họp như loa hộp, loa cột, loa âm trần,…

Tùy thuộc vào diện tích của phòng, bạn có thể lựa chọn loa âm trần hoặc loa treo tường. Số lượng loa sẽ phụ thuộc vào quy mô của hội thảo, hội nghị. Nên để loa cách xa nhau đều để đảm bảo âm thanh được tản đều.

Micro

Trong hội nghị, hội thảo thường có 2 loại micro: micro chủ tọa cho người phát biểu và micro đại biểu cho các thành viên tham dự.

Nên đặt micro cách người nói ở khoảng cách vừa phải, tránh đặt sát loa. Nên chọn loại micro không dây để tránh gây vướng víu khi đi lại và tạo thẩm mỹ cho phòng họp.

Amply

Bộ phận này có tác dụng thu nhận, xử lý và khuếch đại âm thanh, giúp tiếng nói của người phát biểu trở nên to hơn. Nên chọn amply phù hợp với công suất của loa. Nếu không biết quá nhiều về hệ thống âm thanh, bạn có thể tìm đơn vị lắp đặt âm thanh uy tín để đảm bảo chất lượng cho hội thảo, hội nghị.

Bộ xử lý trung tâm

Thiết bị này giúp điều chỉnh các thông số của các thiết bị khác, giúp hệ thống âm thanh kết hợp nhịp nhàng và mượt mà hơn.

Cách thiết kế loa cho âm thanh phòng họp chuẩn nhất

Loại bỏ tạp âm trước khi bắt đầu sự kiện

Tạp âm làm âm thanh trong phòng họp không được chính xác. Cách bố trí vật liệu và thiết bị không phù hợp sẽ dẫn đến tạp âm. Hãy bắt đầu từ phía sau của loa để xem vị trí của tạp âm nhé.

Nếu không có quá nhiều kinh phí cho các vật dụng cách âm chuyên nghiệp, bạn có thể làm âm thanh mượt mà hơn bằng cách hạn chế treo nhiều tranh ảnh và các vật liệu cứng trong phòng họp. Hãy sử dụng rèm cửa bằng vải mềm để âm thanh được trong hơn.

Chọn lựa loa phù hợp

Giữa vô vàn thương hiệu loa với đủ loại mẫu mã, kích thước, chất lượng, hãy chọn chiếc loa phù hợp nhất với căn phòng của bạn. Chẳng phải cứ đắt tiền là tốt, mà cũng không phải cứ rẻ tiền là đều. Loa được lựa chọn ngoài chất lượng OK thì cần hài hòa, phù hợp với không gian và các thiết bị khác trong hệ thống âm thanh.

Lưu ý vị trí đặt loa

Vị trí của loa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến âm thanh trong phòng họp nếu đặt không đúng. Với 1 căn phòng tiêu chuẩn diện tích trên 18m2 thì các loa phải cách nhau ít nhất 3m, cách người nghe 3.5m và cách tường 0.8m. Nên sử dụng loa tháp nếu trần nhà cao hơn 3m.

Bạn có thể lắng nghe để kiểm tra xem vị trí các loa đã đúng chưa. Nếu có 3 loa, nên đặt theo hình tam giác đều.

Diện tích phòng họp

Hãy chú ý đến điều kiện này khi thiết kế loa để âm thanh phòng họp chuẩn nhất. Thông thường, phòng nghe có đường chéo tối thiểu 8.53m thì sẽ có tần số nghe rõ 20Hz. Phòng rộng thì không sử dụng tần số thấp và ngược lại.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về cách thiết kế loa cho âm thanh phòng họp chuyên nghiệp.