Khi lựa chọn mua camera quan sát, đa số người dùng đều chú ý đến độ phân giải (camera mấy chấm) mà quên đi những thông số khác.
Thật ra, độ phân giải camera phụ thuộc hoàn toàn vào chip cảm biến hình ảnh (image sensor). Hôm nay, Tân Phát chia sẽ đến bạn chi tiết về CMOS, CCD là gì và một số kiến thức khác xoay quanh nó.
Hiện nay trên thế giới có 2 loại cảm biến phổ biến nhất đó là CCD và CMOS.
Cảm biến CMOS – Cảm biến CCD là gì?
- CMOS viết tắt của Complementary Metal-Oxide-Semiconductor – tạm dịch là Bán dẫn kim loại ô-xít bù) là thuật ngữ để chỉ một lượng nhỏ bộ nhớ trên bảng mạch máy tính, lưu trữ trong BIOS.
- CCD viết tắt của Charge-Coupled Device – tạm dịch là linh kiện kép.
Và trong hai loại cảm biến này cảm biến camera CMOS là loại cảm biến được sử dụng phổ biến hơn cả.
Bề mặt của 2 loại cảm biến trên được tích hợp 3 loại diode xếp xen kẽ lên nhau, một loại diode sẽ thu một màu riêng biệt. Ba màu trên 3 loại diode đó là Đỏ (RED) Xanh lá cây (Green) và xanh dương (Blue). 3 loại màu này pha trộn với nhau theo ánh sáng từ ống kính đưa vào tạo nên một bức ảnh mà người dùng có thể nhìn thấy được.
Cảm biến CMOS: Đối với cảm biến camera CMOS sử dụng bộ lọc màu RGB sau đó chuyển sang dữ liệu dạng số rồi đưa vào thẻ nhớ để lưu lại. Dựa trên công nghệ cơ bản của cảm biến camera CMOS này, các hãng đã tùy biến ra những cảm biến camera riêng biệt của từng hãng như Canon có cảm biến camera CMOS Dual Pixel AF CMOS còn đối với Sony ta có cảm biến camera CMOS BSI.
Maxhub UC P25 – Camera PTZ 4k trang bị cảm biến CMOS Sony 1/2.5
Cảm biến CCD: đối với loại cảm biến này khi nó hoạt động các diode trên bề mặt cảm biến sẽ thu ánh sáng rồi chuyển thành điện tích sau đó chuyển vào camera theo các dữ liệu thông tin dạng số nhị phân.
So sánh cảm biến CMOS và CCD
Thời gian trước đây, cảm biến camera CMOS không được coi trọng như cảm biến CCD bởi khả năng kiểm soát nhiễu tốt, xử lý hình ảnh tốt. Tuy nhiên cảm biến này có quá trình sản xuất rất phức tạp so với CMOS rất đơn giản. Nên dần dần cảm biến camera CMOS đã dần thay thế cảm biến CCD và được thị trường yêu chuộng.
Khi chọn mua camera người ta thường quan tâm đến số chấm camera (Số Mega pixel tối đa camera hỗ trợ) nhưng thực ra đó chỉ là một phần nhỏ trong camera. Những phần quan trọng khác mà người ta ít quan tâm tới đó là cảm biến camera CMOS được trang bị bên trong máy, nó quyết định lớn đến chất lượng ảnh, chức năng của máy, độ nét của ảnh, độ nhạy sáng (ISO).
Ưu điểm vượt trội của cảm biến CMOS
- Độ nhạy sáng (ISO) cao, độ phân giải cao.
- Tiêu thụ điện năng ít, điều này làm thời lượng pin sử dụng tăng lên
- Ít nhiễu hơn so với CCD
- Tốc độ xử lý hình ảnh chụp cực nhanh do có sử dụng bộ nhớ đệm.
- Hỗ trợ nhiều chức năng tương tác trên ảnh chụp.
Kích thước cảm biến
Medium Format
Đây là một trong những loại cảm biến có kích thước lớn nhất đến thời điểm hiện tại với kíchh thước cảm biến khoảng 43,8 x 32,8 mm, hoặc 40.2 x 53.7 mm. Ưu điểm của cảm biến này là độ phân giải của camera cực kỳ lớn.
Full-farme
Cảm biến này sử dụng chủ yếu trong các máy DSLR có kích thước 36 x 24 mm. Cảm biến này cho ra chất lượng hình ảnh ở mức chuẩn đáp ứng nhu cầu của đa số các nhiếp ảnh gia nên được sử dụng rộng rãi trên các dòng máy hiện nay.
Full fact
Cảm biến này do Canon sản xuất, trước đây Canon sản xuất 2 camera phục vụ cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp la 1D và 1DS tuy nhiên hai camera này có kích cỡ cảm biến khác nhau. Dòng 1 D có kích cỡ cảm biến X1.3 còn 1Ds thì được tích hợp chuẩn full-farme 35mm. Về so sánh chất lượng hình ảnh trên 2 loai cảm biến này bằng thực nghiệm cho thấy 1Ds cho ra những bức ảnh tốt hơn.
Trên đây là một số chia sẻ của Tân Phát về cảm biến CMOS, CCD là gì?. Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ với bạn bè nhé!