Nếu đang sử dụng tai nghe, loa hay thậm chí mainboard thì chắc chắn một điều bạn đã từng gặp qua thuật ngữ SNR (Signal-to-Noise Ratio). Vậy thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào và nó có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm âm thanh không?
Signal-to-Noise Ratio là gì?
Signal-to-Noise Ratio thường được viết tắt là SNR hay S/N là một chỉ số đo lường giữa công suất của tín hiệu (signal) xuất ra và tạp âm (noise). Đại lượng này được tính bằng decible (dB). Con số này càng cao càng tốt. Ví dụ, khi trên nhãn thông số của microphone có ghi là SNR 100dB, nó giống như là công suất của tín hiệu âm thanh là 100db lơn hơn so với tạp âm (noise). Khi so sánh với microphone có SNR 70dB, thì rõ ràng 100dB sẽ tốt hơn.
Lưu ý: Thuật ngữ “noise” trong các thiết bị âm thanh thường đề cập đến những âm thanh mà chúng ta không muốn nghe (tiếng ồn hay tạp âm), trái ngược với “signal” chính là âm thanh mà chúng ta mong muốn như tiếng nhạc, tiếng nói…
Tại sao Signal-to-Noise Ratio lại quan trọng
Thông số Signal-to-Noise Ratio thường gặp trên các sản phẩm và linh kiện liên quan đến âm thanh như loa, điện thoại bàn (không dây và có dây), tai nghe, microphone, âm li, đầu receiver, radio, đầy CD/DVD, soundcar trên mainboard, máy tính cá nhân bảng…
Signal-to-Noise Ratio có ảnh hưởng đến âm thanh đầu ra, nếu tín hiệu (signal) nhỏ hơn tiếng ồn (noise) thì tiếng sẽ không rõ ràng.
Các linh kiện điện tử khi hoạt động đều phát sinh ra tiếng ồn, tiếng này được gọi là “noise floor”. Nói một cách đơn sơ hiểu hơn là bất kỳ thiết bị nào chạy bằng điện đều có noise floor. Tùy theo loại thiết bị sẽ có mức độ “noise floor” khác nhau nhưng đa số những âm thanh này quá nhỏ nên tai chúng ta không nghe thấy được. Tuy nhiên, có những thiết bị khi hoạt động thì chúng ta sẽ nghe được như tiếng “è è è” của tủ lạnh, hay tiếng “hiss” mỗi khi điều nút âm lượng trên TV hay máy nghe nhạc.
Nếu để ý thì các bạn sẽ thấy nhiều trường hợp trên thiết bị âm thanh. Khi điều chỉnh mức âm lượng nhỏ thì chúng ta sẽ nghe tiếng “hiss” hay “è è” xen lẫn với tiếng phát ra (tiếng nhạc, tiếng hát…). Trường hợp này chỉ có điều chỉnh âm lượng lớn hơn thì sẽ không còn nghe tiếng “hiss” đó nữa do lúc này công suất signal lớn hơn noise. Nhưng lúc đó, có một vấn đề phát sinh là khi tăng âm lượng, thì tiếng phát ra lớn hơn, nhưng đồng thời tiếng noise cũng sẽ tăng lên để đạt được hiệu ứng mong muốn.
Hiện nay một số nhà sản xuất đã trang bị thêm linh kiện phần cứng hoặc giải pháp phần mềm có thiết kế đặc biệt để làm giảm độ ồn đó xuống ở mức thấp nhất có thể. Nhất là trên nhiều bo mạch chủ thì người ta thường hiển thị chỉ số này như là một ưu điểm của chip âm thanh.
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là chỉ số Signal-to-Noise Ratio này không phải tiêu chí duy nhất để đo lường chất lượng sản phẩm âm thanh mà đó phải đi kèm với các chỉ số khác như tần số đáp ứng (frequency response) và sự méo hài (harmonic distortion).
Tỷ lệ S/N như nào là tốt
Tỷ lệ S/N càng cao thì càng tốt. Nó minh chứng cho việc âm thanh không bị lẫn các tạp âm không tốt, giúp bài hát, lời nói được trong, sạch tiếng hơn.
Đo đạc S/N như nào?
Công thức tính S/N như sau: Signal to noise = 20log(Vs/Vn) với Vs là điện áp của tín hiệu, Vn là điện áp của nhiễu do thiết bị phát sinh ra.
Nếu Vs = Vn x 100 thì tỉ số S/N = 20 x log (100) = 40dB (tức là mức điện áp của nhiễu chỉ bằng 1% mức điện áp của tín hiệu)
Nếu Vs = Vn x 1000 thì tỉ số S/N = 20 x log (1000) = 60dB (tức là mức điện áp của nhiễu chỉ bằng 0,1% mức điện áp của tín hiệu)
Maxhub BM21 – 1 thiết bị Speakerphone >75dB@1m
Trên đây là một số chia sẻ của Tân Phát về Signal-to-Noise Ratio. Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ với bạn bè nhé!